Một điều rất đặc biệt ở đình Thổ Tang đó là bức hoành phi với ba chữ “Hòa Vi Quý” thể hiện một triết lý nhân sinh sâu sắc.
Vậy 3 chữ hòa vi quý ở đình thổ tang có ý nghĩa gì?
3 chữ Hòa Vi Quý ở đình thổ tang
Đình Thổ Tang là nơi thờ danh tướng Lân Hổ, có công đánh giặc Nguyên Mông ở thế kỷ XIII. Tương truyền, theo lệnh Vua Trần, Lân Hổ đã dẫn quân lên vùng Gia Ninh (nay thuộc tỉnh Phú Thọ) lập phòng tuyến, bày binh bố trận, chỉ huy quân sĩ chiến đấu anh dũng, tiêu diệt nhiều sinh lực địch, bảo vệ kinh đô Thăng Long.
Hồi ngôi đình mới làm xong, dù đã có 4 chữ là “Thần nhân tư duyệt” nhưng vẫn chưa thể khánh thành vì dân làng còn nhiều mâu thuẫn. Lúc đó có viên Tổng đốc Sơn Tây kinh lý qua Thổ Tang. Biết vị tổng đốc là người hay chữ, dân làng thỉnh cầu ông cho chữ hoành phi. Sau khi nghe kỳ mục bẩm báo tình hình, trong đó có chuyện dân Tam Lâm với dân Tứ Xóm lâu nay thường xuyên đánh lộn, kể cả dùng cật nứa đâm nhau trọng thương.
Vị Tổng đốc nhíu mày suy nghĩ rồi viết luôn 3 chữ “Hòa vi quý”. Thấy nghĩa chữ hay quá, dân làng phấn khởi khắc ngay vào bức hoành phi treo lên và mở luôn hội khánh thành đình. Kể cũng lạ, tự nhiên sau đó trong làng trở lại bình yên, không còn chuyện đánh lộn như trước. Tình hình đó được duy trì cho mãi tới ngày nay.
Bức hoành phi với 3 chữ đại tự “Hòa Vi Quý” tức “Hòa là quý”. Bức hoành phi này cũng trở thành biểu tượng linh thiêng và được thờ ở đình cổ như một sự tri ân..

Hiểu đúng về hòa vi quý
Hòa vi quý mang ý nghĩa khuyên răn người ta phải có thái động sống tốt, đối nhân xử thế hòa nhã, biết nhường nhịn.
Cuộc sống có nhiều các mối quan hệ xã hội nảy sinh nhiều cuộc nói chuyện mà đôi khi không tránh khỏi những bất đồng, những ý kiến quan điểm trái chiều dẫn tới mâu thuẫn, cãi vã thậm chí là xung đột. Mỗi người có một cách nghĩ khác nhau, ai cũng cho là mình đúng, câu chuyện chỉ được nhìn từ một phía và phần còn lại để người kia nhìn nốt. Đó chính là lý do vì sao mà xung đột không bao giờ thôi tồn tại.
Những lúc như vậy, muốn mọi chuyện được kết thúc trong êm đẹp cả hai cần giữ bình tĩnh, nhường nhịn, biết lắng nghe ý kiến, quan điểm và chia sẻ với nhau để thấu hiểu nhau hơn. Từ đó mọi vướng mắc sẽ được giải quyết theo cách mới mà tình cảm và hòa khí giữa hai bên vẫn được giữ vững .
Là những gì mà câu thành ngữ muốn khuyên răn con người dù là già hay trẻ, gái hay trai đều cần nằm lòng câu thành ngữ để có một cách sống đúng nghĩa

Hòa vi quý không có nghĩa là sống cả nể, sợ mất hòa khí
Trong đời sống hiện nay có nhiều người vì quá nể nang hay để níu giữ một mối quan hệ mà phải cam chịu, không dám lên tiếng.
Hòa vi quý không có nghĩa là sống thờ ơ, cả nể, không dám lên tiếng, không dám phê bình. Cái gì đúng cần phải nêu ý kiến để góp ý chỉ ra cái sai của đối phương chứ không phải im lặng để cái sai trái lấn át.

Làm sao để sống hòa vi quý?
Để có thể có một cuộc sống hòa vi quý, trước tiên bạn nên học cách lắng nghe, chấp nhận những ý kiến đúng, bổ sung thêm những ý kiến trái chiều của bản thân, những điều bạn cho là không hợp lý. Không bảo thủ, giữ vững quan điểm cá nhân của mình là tốt nhưng cũng không nên cả nể, sợ mất lòng người khác mà trở thành người ba phải, không có chính kiến.
Cuộc sống mà, dù bản thân có hiền hòa ra sao cũng không thể trách được những lúc bất đồng. Bạn không cần quá gay gắt, dữ dội mà hãy cố gắng nhường nhịn, lắng nghe và chia sẻ. Hãy nhớ, nóng giận không giải quyết được điều gì cả, nó ảnh hưởng đến quan hệ giữa bạn với những người xung quanh và ảnh hưởng đến cả sức khỏe nữa.
Tiếp theo là phân biệt được cái đúng, cái sai để quan điểm lấy hòa nhã làm cái quan trọng trong mọi cuộc giao tiếp được áp dụng đúng nghĩa. Bởi theo quy luật tồn tại của cuộc sống cái gì tồn tại đều có hai mặt ngay cả những vật vô tri vô giác. Quan trọng là nhận thức của mỗi người về bài học mà ông cha ta gửi gắm trong câu thành ngữ này.
Đình khánh thành vào TK17, còn bức đại tự Hoà Vi Quý có từ TK19, không có chức tổng đốc Sơn Tây mà là tổng đốc Tam Tuyên.
À Đình ngoài thờ danh tướng Lân Hổ làm thành hoàng làng thì còn 2 vị khác cũng được thờ làm thành hoàng làng trong đình là thân mẫu của ngài và thổ thần Nuôi Ná nữa!!